Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Hạ Long- Làng chài Vung Viêng

Từ bờ biển, chạy tàu hơn tiếng đồng hồ thì đến làng chài. Làng nằm ven những dãy núi đá giữa biển. Mình hỏi cô lái đò nếu làng có người ốm thì làm thế nào, cô bảo thì đưa vào bờ. Thế người chết chôn ở đâu, chôn ở trên núi à? Tự hỏi núi thế này thì chôn làm sao được nhỉ



Chân núi toàn con hà bám ăn sâu vào trong


thỉnh thoảng lại chơ trọi một hòn lẻ loi


hay sóng đôi cho có bạn


Cô lái đò bảo, chết cũng mang vào bờ. 
Thế lấy vợ lấy chồng thì người trong làng lấy nhau à? 
Thường thì lấy nhau, cũng có những người lấy vợ lấy chồng nơi khác rồi đi nơi khác ở. 
Trường hợp này chắc ít, vì họ cũng ít giao tiếp với bên ngoài, chỉ trừ những người hay cung cấp hàng hóa thiết yếu mà thôi.
Những người lái đò cũng là những người của làng này, họ được mặc đồng phục và làm việc theo quy định của công ty. Em gái này chở nhà mình suốt chặng đường, mặt hiền hiền giọng buồn buồn nhưng mà có nét rất duyên




Làng chài nhà cửa cũng san sát nhau như thể dựa vào nhau những lúc giông bão, từ nhà này có thể đi sang nhà kia mà không cần đò, thi thoảng có những nhà tách nhau ra nhưng cũng ở gần đấy. Thiết bị sinh hoạt trong nhà thì tương đối hiện đại, tivi, nồi cơm điện, có nhà có cả tủ lạnh. Đây là điều đáng mơ ước của các hộ gia đình thuộc chuẩn nghèo trên toàn quốc.  Nhưng điều đặc biệt là chỉ có một kiểu nhà, nhà một tầng lợp mái tôn màu đỏ, cửa sơn màu đỏ nâu, tường nhà sơn màu xanh trông nhà nào cũng giống nhà nào. Xã nhà mình đùa, xem nhà nào to nhất đằng trước buộc cái thuyền to nhất thì là đại gia của làng. Từ lúc xã nói thế, cả đò ngơ ngác tìm nhưng chẳng có cái nhà nào to, tìm mỏi mắt thì cũng vẫn một kiểu kiến trúc thế. Đây có lẽ là một cái gương cho quy  hoạch Hà Nội chăng
?




mùa này được nghỉ hè, anh ở nhà trông em


Mình hỏi cô lái đò thế đi học thì học ở đâu? Cô bảo ở đây có lớp học nhưng người ta chỉ học đến lớp 5 rồi thôi. Chắc cũng chẳng có ai có điều kiện cho con học đại học nên chỉ cần học biết cái chữ cái số là được, thế nên cứ đời này nối đời kia làm nghề trên biển.
Ngay giữa khu vực đẹp nhất của làng là nhà văn hóa. Nơi đây vừa là nơi tập trung hội họp của dân làng vừa là nơi khách du lịch đến tham quan.


khách du lịch có thể cho cá dưới bè ăn rồi đi thăm làng




Đây là lớp cho các bạn học sinh, không hiểu các lớp từ 1 đến 5 học riêng hay như thế nào nhỉ, vì chỉ có 1 phòng học. Giờ đang là mùa hè nên lớp học vắng hoe, không thấy bạn nào cả





Góc học tập của các bạn


Đây có lẽ là hình du khách chụp lưu niệm, chúng được dán trang trọng trong phòng


Còn một thứ không lớp học nào có nhưng không thể thiếu đối với các bạn- áo phao, chúng được để ngay cuối lớp


Bên cạnh lớp học là lớp mẫu giáo. Lớp mẫu giáo vào mùa này cũng không thấy bạn nào, có lẽ các bạn cũng được nghỉ hè




Bàn ghế, đồ chơi vứt chỏng chơ, có lẽ giờ này cô giáo cũng đã ra biển làm kinh tế




Hết khu học hành là đến khu vực trưng bày công cụ nghề nuôi trồng thủy hải sản






phía sau tấm lưới này là bức tranh ngư dân đan lưới kết bằng lá, lá gì đó trông giống như là trầu


tiếp sau là phòng trưng bày tranh




Làng chài này nuôi hai giống đặc trưng đó là cá và nuôi trai lấy ngọc. Cô gái này đang ngồi cấy ngọc giống vào con trai






cô bỏ những viên giống này vào con trai


rồi bỏ con trai vào đây


thả chúng xuống bè nuôi, những cái phao nổi tròn tròn chính là khu vực thả trai nuôi


Sau một thời gian chừng vài tháng, chúng lại được vớt lên và người ta thu được những viên ngọc


Sau khi thăm làng chài xong ra về, có kẻ cứ ngẩn ngơ ngơ ngẩn, tay vân vân vê vê một thứ không rời






Thứ đó là đây, kỷ niệm làng chài. 

Mặc dù đắt cắt cổ cũng bắt mẹ mua, ở khu chợ đêm Vườn Đào 25k/chiếc chưa mặc cả, còn ở đây.......100k. Mang về nhà không có chỗ nào để dính ngoài.....cái két
, vì đằng sau có hai cục nam châm tròn tròn.

Về đến tàu có cô nhân viên mời khăn, nước. Trong lúc đi mệt rồi, về thế này thật thích


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét