Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Ăn mày ( sưu tầm)

Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi
 đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát
 hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ 
có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học 
kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường.

Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày 
đó.


- Xin anh… cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì
 nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng 
nhau.

Ăn mày rất thích kể lể.

- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết 
không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci
 ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…

- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.

- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học! - Ông 
ta bắt đầu mở máy.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:

- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?

Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy
 giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

Ông ta giảng giải:

- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét
 tôi, tôi đoán chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với 
những thằng ăn mày khác.

Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi 
đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ 
hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ 
cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không
 làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và 
nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên 
ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay
 vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè 
phố chăng…


- …???

- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu 
vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng 
mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn
 nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày 
tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi 
tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng 
thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày 
làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi 
phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là 
khách hàng tiềm năng của tôi.

Ông ta lấy giọng nói tiếp:

- Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của 
tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành 
công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm 
khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 
50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi
 tôi không có đủ thời gian đểtìm vận may của mình với họ, 
tức là xin tiền họ.

- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.


- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam 
thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền 
không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong 
đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất 
mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng
. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng
 tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc 
tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có
 thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền
 bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi 
đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền 
của tôi ấy chứ!

- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?

- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm 
nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.

- Hả? Nhiều vậy sao?

Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:

- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. 
Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như 
thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ
 đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường 
một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 
tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ 
thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 
nghìn.

Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám 

khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt 

khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho 

ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công 

cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn 

của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi

 tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.

Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể 

giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.

- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.

- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ 

thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai
 
và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ 

phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?

Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.

- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên

 anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn

 mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là

 ghê sợ anh rồi lánh xa anh.


Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị 

BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị,

 một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh 

chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy

 tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ 

bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai

 đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có 

mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ

 không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, 

trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có

 sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít 

tiền thừa, tiền lẻ.


Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.

- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!

Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu

 tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.

- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày 

ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ,

 xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua 

cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao

 giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho

 chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên,

 những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi 

kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải

 là cần nhân tài không?

Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng

 dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em", gào 100 lần. Tôi

 tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự

 như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 

500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.



Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin

 được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì

 cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây

 khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng

 mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu 

nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi 

lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, 

không biến động nhiều.

Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!

- Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những 


thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi

 thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì 

mới xin được nhiều tiền chứ.

Quá chuẩn!

- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do

 công việc của mình mang lại. (Chỗ này sao giống Thầy 

Thiêm nói quá!!!) Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng 

ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế

, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về

 tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói

 cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi 

cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ 

như nhìn thấy chính mình.

- Ối ông cũng có vợ con?

- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền

 ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành

, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả 

hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại

 học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để

 con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố 

nó.

Tôi buột miệng:

- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không? 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Chỉ vì một tiếng "Em"


Chồng thức suốt đêm chăm sóc vợ ốm, sáng ra hỏi: “Hôm nay thấy thế nào? Còn đau không?”. Người ấy đến thăm, hỏi: “Hôm nay em thấy thế nào? Còn đau không em?”.
Chồng hì hụi nấu cho vợ bát cháo, bưng đến, nói: “Ăn đi cho toát mồ hôi...”
Người ấy đến đúng lúc bát cháo còn để trên bàn, bảo: “Em ăn đi kẻo nguội...”
Sáng thấy trời trở gió, chồng đưa cho cái áo khoác bảo: “Trời lạnh đấy...”
Người ấy nhìn thấy quấn kín mít trong đống áo quần, hỏi: “Có lạnh không em?”
Chỉ thêm một từ “em” mà sao nghe lòng cứ rưng rưng. Người ấy thật dịu dàng, thật trìu mến, thật đáng yêu.
Chỉ thiếu một từ “em” mà thấy lòng lạnh tanh, ngao ngán thấy ông chồng thật khô khan, cục mịch.

Chỉ vì một từ em mà chị đã xao lòng. Chỉ thiếu một từ em mà chị cảm thấy hụt hẫng, người đâu mà khô như ngói.
Chị thật chóng quên. Trước kia anh đâu có thế. Nhưng...

Anh vừa hoàn thành công trình được nghiệm thu xuất sắc, vội lao về nhà để đưa vợ đi nhà hàng chiêu đãi, mặc cho đồng nghiệp í ới rủ rê đi nhậu, nhưng gặp ngay nét mặt lạnh lùng của vợ:
- Hôm nay thất nghiệp hay sao mà giờ này đã về...
Nguội cả niềm vui.
Vui quá vì nhận được một hợp đồng béo bở, về thấy vợ đang lúi húi nấu cơm, thương vợ quá nên bàn:
- Em tìm thuê lấy người giúp việc cho đỡ vất...
Vợ cau có:
- Sợ vợ vất vả hay thích có bà bé trong nhà?
Tình yêu vụt tắt.
Có hôm tự nhiên nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa thấy yêu vợ lạ lùng, chẳng kìm được lòng đến bên vợ hôn một cái. Vậy mà vợ quay ngoắt lại, giương mắt lên hỏi:
- Hôm nay lại làm gì nên tội hả? Anh khai ngay. Hôm nay anh gặp lại người yêu cũ phải không?
Nói là vì yêu vợ quá thì vợ lại phì vào mặt bảo: “Đừng giả dối, đừng đánh trống lảng...”. Buồn cả người.
Có hôm công việc không suôn sẻ, vừa mệt, vừa chán, chỉ mong được về nhà nằm nghỉ bên vợ con cho quên hết sự đời, vậy mà vừa mở cửa, mới bước được có một chân vào nhà vợ đã nhìn lom lom hỏi:
- Hôm nay cãi nhau với con nào hả? Sao mặt mũi trông như thất tình vậy?
Cứ nghĩ, giá như vợ chỉ hỏi một câu: “Anh có chuyện gì mà trông mệt thế?”, chắc sẽ bật khóc mà nói: “Không có em chắc anh không sống nổi...”.
Vợ bước từ phòng tắm ra, trông vợ mát mẻ cứ như thiên thần, yêu thật là yêu, chạy ra ôm vợ vào lòng, ghé tai nói khẽ: “Em xinh thật là xinh. Thơm thế, cứ như được ướp bằng ngàn loài hoa ấy...”.
Vợ hất tay, nguýt dài: “Đừng có tán, tính chuyện vớ vẩn hả... người ta đang mệt đây, để cho người ta yên”. Trăm ngàn tình yêu đều sun cả lại, cụt cả hứng.
Ngày sinh nhật vợ, nhân có tiền thưởng, hứng chí mua cho vợ một bó hoa lan cực đẹp. Cầm bó lan đi đường bao cô gái phải trầm trồ khen, sướng run cả người, tin chắc vợ sẽ vui lắm đây. Vậy mà vợ chỉ nhìn bó hoa đã hỏi ngay: “Bao nhiêu tiền thế? Anh mua hay cô nào mua hộ?” Niềm vui chợt tắt.

Nhưng nào đã xong, vợ truy mãi đành phải nói giá bó hoa (mà chỉ là nửa giá thật thôi đấy), vợ giãy lên đành đạch tưởng bị đứt ruột, kêu rầm: “Kỳ sau đến ngày sinh nhật tôi ông cứ mua cho tôi con gà để tôi ôm là được, đừng có hoa hoét làm gì phí tiền...”.

Cứ thế mà những lời có cánh, những hành động galăng dần dần mai một, héo hon, khô đét.
Có nhiều lúc khao khát được nói những lời yêu thương, khao khát được bày tỏ tình cảm với vợ mà miệng chẳng dám nói lời ngọt ngào âu yếm, sợ phải nhìn ánh mắt nghi ngờ của vợ, sợ phải nghe vợ nói: “Đừng có mà giả tạo, đừng có mà nói điêu...”.
Vợ chẳng biết chính mình đã biến chồng thành mảnh ngói khô khan để rồi cứ thế mà hờn trách, xa rời chồng. Để rồi xao lòng với người đàn ông khác bởi một tiếng “em”...